Hợp Đồng Kinh Doanh
image_pdfimage_print

Văn bản Pháp luật

Trừ một số hợp đồng thương mại đặc biệt theo quy định của Luật Thương mại ban hành ngày 14/06/2005, tất cả các hợp đồng phải theo quy định chung của Bộ luật Dân sự ban hành cùng ngày (Cả hai luật trên đều có hiệu lực từ ngày 01/01/2006). Đây được coi là thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam, vì khuôn khổ pháp lý cho các loại hợp đồng tại Việt Nam đã được quy định thống nhất.

Đặc điểm Hợp đồng

Mặc dù đây không phải là hình thức chính để tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, song các doanh nhân nước ngoài muốn tiến hành kinh doanh tại Việt Nam cần chú ý đến loại hình hợp đồng này vì ý nghĩa và tầm quan trọng của nó tới các hoạt động đầu tư và kinh doanh cũng như các cam kết của họ tại Việt Nam.

Hợp đồng kinh doanh phải được lập bằng văn bản, cần hoặc không cần công chứng, tùy thuộc vào tính chất giao dịch, và phải do đại diện theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng ký kết, và tên của những người đại diện theo pháp luật phải được ghi một cách rõ ràng trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và điều lệ công ty trong trường hợp bên ký kết là một pháp nhân.

Một hợp đồng kinh doanh phải có các nội dung chính như mô tả hàng hóa và dịch vụ, chất lượng và số lượng, mức giá ấn định, phương thức và thời gian thanh toán đề xuất, điều kiện giao hàng hóa và dịch vụ, các điều khoản phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, v.v. Phụ thuộc vào quá trình thương thảo của các bên trong hợp đồng, các điều kiện và điều khoản về bảo hành, thời hạn hợp đồng và giải quyết tranh chấp cũng cần được nêu trong hợp đồng.

Trở lại
error: Content is protected !!