Nguồn Gốc Xuất Xứ
image_pdfimage_print

4.1 CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Định nghĩa về Chỉ dẫn Địa lý

Khái niệm “chỉ dẫn địa lý” theo Luật SHTT trí tuệ 50/2005 đã thay thế cho cả khái niệm “chỉ dẫn địa lý” được quy định trong Nghị định 54 và “tên gọi xuất xứ hàng hoá” được sử dụng trước đó trong Bộ luật Dân sự 1996 và Nghị định 63 của Chính phủ. Theo Luật SHTT, “chỉ dẫn địa lý” được định nghĩa là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Khái niệm này, trong một chừng mực nhất định, được định nghĩa rộng hơn để bao gồm cả hai khái niệm “chỉ dẫn địa lý” và “tên gọi xuất xứ hàng hoá” được quy định trước đó.

Điều kiện bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i)    Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
(ii)   Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Trường hợp loại trừ

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
(i)    Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
(ii)   Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
(iii)  Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
(iv)  Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó..

Chế độ bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý không những được bảo hộ theo một hệ thống riêng về các thủ tục đăng ký quyền sở hữu mà còn được bảo hộ bởi các công cụ pháp lý khác như đăng ký nhãn hiệu chứng nhận/ nhãn hiệu tập thể và Luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt, Luật SHTT quy định rằng một nhãn hiệu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nó là dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá hoặc dịch vụ và sẽ không được đăng ký, ngược lại, nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Thêm vào đó, Luật SHTT cũng quy định rằng việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì, kiểu dáng nhãn ….) gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh hay nguồn gốc thương mại của hàng hoá và dịch vụ hoặc nguồn gốc, phương thức sản xuất, đặc điểm, chất lượng, số lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hoá hoặc sản phẩm sẽ bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Người nộp đơn và Cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ tại Hà nội và chi nhánh của NOIP tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Mỗi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý chỉ có thể được nộp cho một sản phẩm.

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ qua hai bước xét nghiệm. Xét nghiệm hình thức sẽ được thực hiện trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn và xét nghiệm nội dung sẽ là 6 tháng kể từ ngày thông báo chấp nhận đơn. Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý sau khi được chấp nhận là đơn hợp lệ sẽ được công bố trên công báo Sở hữu trí tuệ để phản đối.

Đối với các tài liệu/ thông tin được yêu cầu để nộp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam xem hướng dẫn Yêu cầu nộp đơn tại Việt Nam.

Thời hạn bảo hộ

Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp.

Huỷ bỏ và làm mất hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc

Chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể bị huỷ bỏ theo yêu cầu của bên thứ 3 trong các trường hợp sau:(i)     Đơn đăng ký bảo hộ không có quyền đăng ký; hoặc
(ii)    Chỉ dẫn địa lý trong đơn đăng ký không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định

Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể bị huỷ bỏ do các điều kiện địa lý có liên quan đến danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đã thay đổi dẫn đến làm mất danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính của sản phẩm.

Xâm phạm chỉ dẫn địa lý

Các hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ

(a)    Sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho các sản phẩm không đáp ứng được các đặc tính và chất lượng riêng biệt của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mặc dù các sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
(b)    Sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho các sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý vì mục đích lợi dụng danh tiếng và uy tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó;
(c)    Sử dụng dấu hiệu giống hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó, vì vậy khiến cho khách hàng lầm tưởng rằng các sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
(d)    Sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho các loại rượu hoặc rượu mạnh mà không có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ mang chỉ dẫn địa lý, thậm chí nơi mà nguồn gốc thực của hàng hoá được chỉ dẫn hay chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hay phiên âm hoặc đi kèm bởi các từ như “loại”, “kiểu”, “phong cách”, “mô phỏng” hoặc tương tự như vậy.

4.2 THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN

Định nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.    

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (dưới đây còn được gọi là “Thiết kế bố trí”) được định nghĩa “là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết được gắn liền bên trong mạch tích hợp bán dẫn”, trong đó mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

Điều kiện bảo hộ

Thiết kế bố trí có thể được bảo hộ nếu nó có tính nguyên gốc và tính mới thương mại. Các điều kiện này được quy định cụ thể như sau:

Tính nguyên gốc

Một thiết kế bố trí sẽ được coi là có tính nguyên gốc nếu nó là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo của tác giả và chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí hay các công ty sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó. Bên cạnh đó thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Tính mới thương mại

Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

Các đối tượng sạu sẽ không được bảo hộ là thiết kế bố trí

(a)    Các quy định, quy trình, hệ thống, phương pháp, hoạt động theo mạch tích hợp bán dẫn;
(b)    Thông tin hoặc phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn;

Nộp đơn và đăng ký thiết kế bố trí

Quyền nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí thuộc về người sáng tạo ra thiết kế bố trí dựa vào chính năng lực và chi phí của người sáng tạo. Trong trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra bởi người sáng tạo trong thời gian người đó là người lao động hoặc được thuê thì người được quyền nôp đăng ký thiết kế bố trí sẽ thuộc về chủ thể hoặc cá nhân đã đầu tư tài chính và cơ sở vật chất cho người sáng tạo trong thời gian thuê họ sáng tạo ra thiết kế bố trí. Bên cạnh đó, người được quyền nộp đơn đăng ký có thể chuyển nhượng quyền đó cho một tổ chức hoặc cá nhân khác bằng các hợp đồng văn bản hoặc thừa kế theo pháp luật.

Quyền nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí đối với thiết kế bố trí  được sáng tạo từ  ngân sách nhà nước sẽ thuộc về nhà nước.

Tất cả các đơn đăng ký phải được nộp cho Cục Sở hữu Trí tuệ (NOIP), mà sẽ được giao cho cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quyền hạn của Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài định cư tại Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thể nộp đơn bảo hộ sáng chế trực tiếp hoặc thông qua một đại diện sở hữu trí tuệ được li-xăng lên Cục sở hữu trí tuệ. Cá nhân là người nước ngoài không định cư lâu dài tại Việt Nam hoặc các tổ chức nước ngoài không có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp tại Việt Nam sẽ nộp đơn xin bảo hộ sáng chế thông qua một đại diện sở hữu trí  tuệ đã được li-xăng. Đến tháng 7/2006 đã có 43 đại diện sở hữư trí tuệ đã được li-xăng để thực hiện tại Việt Nam lên Cục sở hữu trí tuệ.

Nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí.

Mỗi đơn chỉ có thể được đăng ký cho một thiết kế bố trí.

Đơn xin đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí sẽ được xét nghiệm hình thức trong vòng một tháng kể từ ngày nộp đơn. Sau khi được chấp nhận hình thức,  đơn đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí sẽ được công bố trên công báo Sở hữu trí tuệ để phản đối trong vòng 3 tháng theo cách thức cho phép tiếp cận trực tiếp với NOIP mà không cần sao chép lại thiết kế bố trí đã được công bố.  Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sẽ được cấp cho người nộp đơn nếu như không có sự phản đối nào trong thời gian công bố đơn.

Các tài liệu yêu cầu khi nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí đối với các đơn nộp trong nước cho các sáng chế, xem Yêu cầu nộp đơn tại Việt nam

Thời hạn bảo hộ

Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hộp bán dẫn sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp và sẽ hết hạn vào ngày sớm nhất như sau:

(a)    Sau 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
(b)    Sau 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất cứ nơi nào bởi người có quyền đăng ký hoặc được nhận li-xăng.
(c)    Sau 15 năm kể từ ngày sáng tạo ra thiết kế bố trí.

Quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí 

Chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền khai thác thiết kế bố trí hoặc ngăn chặn người khác thực hiện các quyền sau: (i) sao chép thiết kế bố trí; hoặc sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí đã được bảo hộ; (ii) phân phối, cho thuê, quảng cáo, bản hoặc lưu trữ sản phẩm sao chép thiết kế bố trí đã được bảo hộ; (iii) nhập khẩu sản phẩm sao chép thiết kế bố trí đã được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đã được bảo hộ hoặc các hàng hoá được sản xuất theo mạch tích hợp bán dẫn đó.

Huỷ bỏ và đình chỉ hiệu lực thiết kế bố trí

Tại bất cứ thời điểm nào sau khi thiết kế bố trí đã được cấp bằng bảo hộ thì bất cứ một bên nào đều có thể nộp văn bản yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ huỷ bỏ văn bằng. Các lý do yêu cầu huỷ bỏ có thể là:

  1. Người nộp đơn không có đủ quyền để nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí, hoặc không được chuyển nhượng quyền đó từ người được hưởng quyền nộp đơn; hoặc
  2. Thiết kế bố trí không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí.

Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế mạch tích hợp bán dẫn có thể bị huỷ bỏ theo yêu cầu của bất cứ bên nào với lý do rằng (a) chủ sở hữu nộp phí hoặc không nộp phí gia hạn theo quy định; (b) chủ sở hữu thông báo từ chối hưởng quyền bảo hộ thiết kế bố trí hoặc (c) chủ sở hữu thiết kế bố trí không còn tồn tại và không có là người thừa kế hợp pháp.

Trở lại
error: Content is protected !!