Cưỡng Chế Thi Hành

Nhìn chung, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam có thể bị xử lý theo các thủ tục hành chính, dân sự, hình sự và cạnh tranh không lành mạnh.
Trên thực tế, trước khi thực hiện bất kỳ hành vi phạm lý nào dưới hình thức hành chính hoặc dân sự để chống lại Người vi phạm, chủ sở hữu Quyền SHTT phải tiến hành việc gửi Thư khuyến cáo cho Người vi phạm cảnh  báo về hành vi vi phạm và yêu cầu bên vi phạm chấm dứt việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình. Trong trường hợp các bên không thể giải quyết vấn đề xâm phạm quyền SHTT bằng phương pháp hòa giải này thì chủ sở hữu quyền SHTT có quyền thực hiện bất kỳ hành vi pháp lý cho phép nào để chống lại Bên vi phạm.
8.1.    Thực thi quyền SHTT theo Thủ tục Hành chính Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Các Cơ quan Nhà nước liên quan đến việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo thủ tục hành chính bao gồm:

  • Ủy ban Nhân dân cấp quận và thành phố;
  • Thanh tra chuyên ngành Khoa học Công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ);
  • Thanh tra chuyên ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
  • Cơ quan Quản lý Thị trường (thuộc Bộ Công thương);
  • Công an Kinh tế (thuộc Bộ Công an).

Biện pháp

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể phải chịu một trong các biện pháp xử lý hành chính dưới đây:

 

  • Cảnh cáo; hoặc
  • Phạt tiền (theo quy định của Luật SHTT thì mức phạt sẽ từ 1 đến 5 lần giá trị của hàng hóa bị phát hiện là xâm phạm).


Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

 

  • Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
  • Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

Trong trường hợp xét thấy hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; hoặc tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; hoặc nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chủ sở hữu quyền SHTT có quyền yêu cầu các cơ quan thực thi quyền không phải là Tòa án áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính này gần tương tự với các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án áp dụng.

Giám định SHTT

Tại Việt Nam, ý kiến giám định được xem là một cơ sở quan trọng để các cơ quan thực thi quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm tương ứng. Lần đầu tiên, Luật SHTT đã cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, Luật SHTT cũng quy định rõ ràng rằng không chỉ các cơ quan thực thi quyền mà chủ sở hữu quyền SHTT và các cơ quan/tổ chức có liên quan cũng có quyền yêu cầu giám định và đưa ra kết luận về các vấn đề được yêu cầu.

8.2.    Thực thi Quyền SHTT theo Thủ tục Dân sự

Tòa án có Thẩm quyền

Xét xử Sơ thẩm  

 

  • Tòa án Nhân dân cấp quận (cụ thể là Tòa Dân sự);
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm Tòa Dân dự và Tòa Kinh tế).
Xét xử Phúc thẩm và Giám đốc thẩm
  • Tòa án Nhân dân cấp tỉnh (bao gồm Tòa Dân sự và Tòa Kinh tế);
  • Tòa án Nhân dân Tối cao (bao gồm Tòa Dân sự và Tòa Kinh tế).

Biện pháp Xử lý Dân sự

 

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Bên khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:

  • Thu giữ;
  • Kê biên;
  • Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
  • Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Ngoài ra, các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được quy định ở Luật Tố tụng Dân sự cũng được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của Bên khởi kiện trong trường hợp cần thiết và để tránh việc bên vi phạm/bên bị khởi kiện tẩu tán sản phẩm vi phạm. Cụ thể, một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây có thể được áp dụng:

 

  • Phong tỏa tài khoản hoặc tài sản;
  • Cẩm bên bị khởi kiện/bên vi phạm thực hiện một số hành động nhất định hoặc buộc bên bị khởi kiện/bên vi phạm phải thực hiện một số hành động nhất định.

Để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, chủ sở hữu quyền SHTT phải (i) nộp một khoản tiền bảo lãnh bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó; hoặc (ii) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Bồi thường thiệt hại

Bên khởi kiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra và thiệt hại này bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần do bên xâm phạm gây ra. Mức bồi thường sẽ được tính như sau:

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; hoặc
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; hoặc
  • Mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá 50 triệu đồng.

Ngoài khoản bồi thường thiệt hại nêu trên, trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

8.3.    Thực thi quyền SHTT theo Thủ tục Hình sự


Cơ quan thực thi

Cơ quan Công an

  • Đội Cảnh sát Kinh tế cấp quận (thuộc Sở Công An quận);
  • Phòng Cảnh sát Kinh tế cấp tỉnh/thành phố (thuộc Phòng Công An tỉnh/thành phố);
  • Phòng Công An Kinh tế (thuộc Bộ Công an).

Cơ quan Công tố

  • Viện kiểm sát Nhân dân quận;
  • Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh/thành phố;
  • Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Cơ quan Tòa án

  • Tòa án Nhân dân quận (bao gồm Tòa Hình sự);
  • Tòa án Nhân dân tỉnh/thành phố (bao gồm Tòa Hình sự)
  • Tòa án Nhân dân Tối cao

Hình phạt

Người thực hiện hành vi xậm phạm quyền SHTT sẽ bị áp dụng một trong số các hình phạt dưới đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền (tối đa là 200 triệu đồng);
  • Cải tạo không giam giữ tới 3 năm;
  • Hoặc tù từ 6 tháng đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau đây:

  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
  • Cẩm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh trong vòng 1-8 năm.

8.4.    CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Lần đầu tiên, Luật cạnh tranh của Việt Nam giới thiệu thủ tục tố tụng cạnh tranh để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, ngoài quyền yêu cầu các cơ quan thực thi quyền, tổ chức hoặc cá nhân bị xâm phạm bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, có quyền yêu cầu Cục Quản lý Cạnh tranh xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.

Thủ tục Tố tụng Cạnh tranh

Thủ tục Tố tụng Cạnh tranh bao gồm các bước sau:

(i)    Điều tra Sơ bộ: Khi có yêu cầu và bằng chứng về vụ việc cạnh tranh của bên liên quan, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh sẽ ra Quyết định về việc có tiến hành thủ tục điều tra sơ bộ để phát hiện dấu hiệu vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh hay không;
(ii)   Điều tra Chính thức: Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh sẽ ra Quyết định Điều tra chính thức khi kết quả Điều tra Sơ bộ cho thấy vụ việc có dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích của việc Điều tra Chính thức là để quyết định vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
Trong quá trình Điều tra Chính thức, bên bị điều tra có quyền, trong một thời hạn nhất định, trình bày quan điểm và nộp các chứng cứ/tài liệu chứng minh cho lập luận của mình.
Toàn bộ các thông tin được tìm thấy trong quá trình Điều tra Chính thức sẽ được Điều tra viên ghi nhận lại trong Biên bản Điều tra Chính thức. Biên bản này phải được đọc cho bên bị điều tra nghe trước khi cùng ký vào biên bản. Bản điều tra cùng toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh không lành mạnh sẽ được chuyển lên Cục Quản lý Cạnh tranh để tiếp tục xử lý.
(iii)   Quyết định về vụ việc Cạnh tranh không lành mạnh: Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh sẽ ra Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Quyết định này sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký;
(iv)  Khiếu nại Quyết định về cạnh tranh không lành mạnh: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, các bên được quyền khiếu nại Quyết định này lên Bộ trưởng Bộ Công thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp khiếu nại, Bộ trưởng sẽ ra Quyết định thu hồi, sửa đổi hoặc giữ nguyên quyết định đã được ban hành;
(v)   Khởi kiện tại Tòa án: Trong trường hợp không đồng ý với Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương, cá bên có thể khởi kiện vụ việc ra cơ quan tòa án tỉnh/thành phố.

Biện pháp xử lý

Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị áp dụng một trong số các biện pháp xử lý hành chính sau đây:

  • Cảnh cáo; hoặc
  • Phạt tiền (tối đa la 70 triệu đồng).
Ngoài ra, tùy thuộc và mức độ vi phạm, bên xâm phạm có thể bị áp dụng một trong số các biện pháp bổ sung sau:
  • Thu hồi Giấy phép kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh     tranh;
  • Cải chính công khai.

Biện pháp ngăn chặn chống cạnh tranh không lành mạnh

Trong gia đoạn điều tra như đã giới thiệu ở trên, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh có thể từ mình hoặc theo đề xuất của điều tra viên, hoặc theo yêu cầu của bên khiếu nại, áp dụng các biện pháp kiểm soát cạnh tranh sau đây:

 

  • Tạm giữ người;
  • Tạm giữ hàng hóa, phương tiện và tang vật dùng để thực hiện hành vi xâm phạm;
  • Điều tra về những người liên quan;
  • Điều tra về nơi cất giữ hàng hoá, phương tiện và tang vật dùng để thực hiện hành vi xâm phạm;
  • Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác.

Khi yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính, bên yêu cầu phải nộp một khoản tiền bảo chứng.

8.5.    BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI

Cơ quan có thẩm quyền

  • Chi Cục Hải quan;
  • Cục Hải quan;
  • Tổng Cục Hải quan.

Các biện pháp kiểm soát biên giới

Chủ sở hữu quyền SHTT có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới sau đây:

  • Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong vòng 10 ngày làm việc. Thời hạn tạm dừng hải quan có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền bảo đảm.

Để yêu cầu Cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới, chủ sở hữu quyền SHTT có nghĩa vụ:

  • Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
  • Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Nộp đơn cho cơ quan hải quan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
  • Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, chủ sở hữu quyền SHTT, khi yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới cần (i) Nộp một khoản tiền bảo chứng bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó; hoặc (ii) Cung cấp chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Biện pháp xử lý

  • Các biện pháp hành chính chung có thể được áp dụng đối với hàng hóa xâm phạm được xác định tại biên giới;
  • Biện pháp buộc tái xuất cũng có thể được áp dụng đối với hàng hóa xâm phạm trong trường hợp các dấu hiệu xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa xâm phạm.



Sự Phát Triển Trong Tương Lai

Việt  Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO vào năm 2007, điều này dẫn đến hệ quả là ngày càng có nhiều doanh nghiệp và doanh nhân nước ngoài quan tâm đến việc tiến hành  hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Là thành viên của WTO, Việt Nam buộc phải chấp nhận các quy tắc thương mại và đầu tư quốc tế chung trên một sân chơi đòi hỏi trình độ cao. Các doanh nghiệp nước ngoài theo đó sẽ bình đẳng khi đặt chân lên sân của Việt Nam và các quốc gia khác bao gồm cả Hoa Kỳ cũng không còn phân biệt đối xử đối với hàng hoá và sản phẩm của Việt Nam hay đối xử kém ưu đãi hơn so với hàng hoá và sản phẩm của các quốc gia khác trên thị trường. Sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, lập pháp, sức khoẻ, giao dục và an sinh xã hội cũng như sự phát triến trong lĩnh vực văn hoá và khoa học, bao gồm cả hợp tác trong tất cả các khía cạnh của bảo hộ sở hữu trí tuệ, được hy vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.




Môi Trường Chính Trị & Pháp Luật

Hệ thống Chính trị và Pháp luật

Hiến pháp nói chung thiết lập quyền làm chủ của người dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đại diện cao nhất của Đảng là Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Quyền của người dân được thực hiện thông qua Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng Nhân dân ở các cấp địa phương khác nhau.

Quốc hội là đại diện cao nhất và cơ quan lập pháp, quyết định cả chính sách đối nội và đối ngoại. Đại biểu Quốc hội được bầu ra qua quá trình bầu cử phổ thông. Quốc hội bầu và có thể miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Bên cạnh đó, Quốc hội có nhiệm vụ phê chuẩn việc Thủ tướng lựa chọn các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng. Quốc hội cũng có nhiệm vụ phê chuẩn cơ cấu tổ chức của Chính phủ và các cơ quan Chính phủ, và là cơ quan lập pháp tối cao. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm và việc bầu cử được tiến hành 2 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quản lý các vấn đề hàng ngày của Quốc hội, khi Quốc hội không tiến hành họp và trong thời gian này, Ủy ban Thường vụ nắm tất cả các quyền, bao gồm quyền lập pháp về các vấn đề được Quốc hội ủy nhiệm.

Người đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước, do Quốc hội bầu ra, đại diện cho quốc gia trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.

Cơ quan hành pháp cao nhất tại Việt Nam là Chính phủ, trước đây là Hội đồng Bộ trưởng. Cơ quan này nói chung được giao nhiệm vụ quản lý nền kinh tế và nhà nước. Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, người đứng đầu các Uỷ ban của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các bộ và cơ quan ngang bộ hỗ trợ Thủ tướng trong việc quản lý đất nước trong các lĩnh vực cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. Các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng do Thủ tướng lựa chọn, nhưng phải do Quốc hội phê chuẩn. Ngoại trừ vị trí Thủ tướng, các thành viên Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Quyết định về các vấn đề chính phải được đa số thống nhất.

Dưới Chính phủ là Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân. Hội đồng Nhân dân do người dân bầu ra, và Hội đồng Nhân dân bầu ra Ủy ban Nhân dân. Các cơ quan này có tại cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã/phường. Mỗi tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã/phường do một Ủy ban Nhân dân quản lý.

Tòa án và hệ thống viện kiểm sát tại Việt Nam có cơ cấu tương tự như hệ thống quản lý Nhà nước. Ở cấp Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất tại Việt Nam và Chánh án do Quốc hội bầu ra trong nhiệm kỳ Quốc hội. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có quyền khởi tố cao nhất tại Việt Nam, và Viện trưởng cũng do Quốc hội bầu ra trong nhiệm kỳ Quốc hội. Ở cấp địa phương, các cơ quan này có tại cấp tỉnh/thành phố và huyện/quận.

Hệ thống Pháp lý

Tại Việt Nam, hệ thống pháp lý bao gồm Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị và ở một chừng mực nào đó là công văn. Mặc dù tất cả đều có hiệu lực pháp luật, chỉ có các luật do Quốc hội ban hành được gọi là luật.

Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thông thường để điều chỉnh một lĩnh vực mà luật chưa được ban hành và/hoặc điều chỉnh. Về các vấn đề Quốc hội ủy nhiệm cho Chính phủ, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hoặc Quyết định, Chỉ thị để thực hiện luật hoặc pháp lệnh đã ban hành.

Các Thông tư, Quyết định và Quy định thường do các Bộ và cơ quan Nhà nước khác gồm có Ủy ban Nhân dân ban hành, và thường về các vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm và quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan đó.

Một lưu ý khi nói tới văn bản pháp luật là đối với bộ luật, luật và pháp lệnh thì thường gọi tên, còn nghị định, quyết định, thông tư và chỉ thị thường đi kèm với số, ngày ký, và cơ quan ban hành.




Môi Trường Kinh Tế

Tăng trưởng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP)

Kinh tế – xã hội những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, với tỷ lệ 5,32% năm 2009, 6,78% năm 2010, 5.89% năm 2011, 5,25% năm 2012, 5,42% năm 2013, 5,98% năm 2014, 6,68% năm 2015, và 6,21% trong năm 2016. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài kết hợp với những khó khăn và bất cập nội tại của nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam có giảm sút. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Mức tăng trưởng năm 2016 tuy thấp hơn mức tăng của năm 2015 và không đạt mục tiêu 6,7% đề ra nhưng vẫn cao hơn mức tăng của các năm 2011-2014 trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì việc đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện, đồng thời cho thấy nền kinh tế đã phục hồi rõ nét.

 

Năm

 

2009  2010 2011 2012 2013  2014 2015
2016
Tăng trưởng GDP  5,32%  6,78%  5,89%  5,25%  5,42%  5,98%  6,68%  6,21%

Tăng trưởng Ngành

Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam về cơ bản gồm ba ngành: nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, và dịch vụ. Nền kinh tế Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi trong những năm qua, với tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm và các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng.

Năm 2009  2010  2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nông – lâm nghiệp, thủy sản 1,82%  2,78% 3,08%  2,67%  2,63% 3,44% 2,41%  1,36%
Công nghiệp – xây dựng  5,52%   7,7% 6,49%  5,43%  5,08% 6,42% 9,64%  7,57%
Dịch vụ 6,63%  7,52%  6,12%  6,56%  6,72% 6,16%  6,33%  6,98%

Dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài

Tính đến ngày 20/03/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 23,071 dự án, tổng vốn đăng ký trên 300,74 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 158,45 tỷ USD. Trong ba tháng đầu năm 2017, cả nước có 493 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐKĐT với tổng vốn đăng ký 2,917 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, có 223 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm trên 3,94 tỷ USD, tăng 206,4% so với cùng kỳ năm 2016; 1.077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị là 852,86 triệu USD, tăng 171,5% so với cùng kỳ 2016. Tính chung cả cấp mới, tăng vốn và góp vốn mua cổ phần, trong ba tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng số vốn thực hiện trong ba tháng đầu năm 2017 đạt 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2016. Điều này đã thể hiện FDI của Việt Nam đang hồi phục vững chắc sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như trong nước.

Xét theo ngành, ngành Công nghiệp Chế biến & Chế tạo thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, với số vốn đăng ký trên 178,574 tỷ USD và 11.903 dự án. Ngành Bất động sản & Xây dựng đứng thứ hai với số vốn đăng ký trên 63,509 tỷ USD và 2,008 dự án. Ngành Sản xuất và Phân phối Điện, Khí đốt & Nước có số vốn đăng ký trên 12,908 tỷ USD và 108 dự án; ngành Dịch vụ Lưu trú & Ăn uống có số vốn đăng ký gần 11,539 tỷ USD và 562 dự án; và ngành Bán buôn & bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có số vốn đăng ký gần 5,6 tỷ USD và 2.357 dự án.

Theo địa phương, cả 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đều có đầu tư nước ngoài. Trên cả nước, đầu tư nước ngoài tập trung ở miền Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội và Đồng Nai. Trong số các tỉnh, thành phố lớn, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là những địa điểm hấp dẫn đầu tư nhất, chiếm khoảng 15,1% và 9,2% tổng lượng vốn đăng ký tại Việt Nam. Bà Rịa–Vũng Tàu, Hà Nội, và Đồng Nai đứng sau, với số vốn đăng ký chiếm tương ứng 9%, 8,6% và 8,5% tổng lượng vốn đăng ký.

Theo quốc gia, có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc hiện là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với 5.932 dự án và số vốn đăng ký trên 54,01 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản, Xinh-ga-po, Đài Loan, đảo British Virgin, v.v. Năm nền kinh tế hàng đầu này đã đầu tư vào 14.346 dự án (chiếm hơn 62,18% tổng số dự án được cấp phép) với tổng vốn đăng ký trên 188,768 tỷ USD (chiếm gần 62,77% tổng số vốn đăng ký). Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hồng Kông, Malaixia, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thái Lan đã có động lực để tham gia một cách vững chắc vào thị trường Việt, và hiện nay đang thuộc nhóm 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. 10 quốc gia này chiếm trên 82,29% tổng số dự án được cấp phép và trên 82,3% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam.

Cam kết Vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) và Vốn Vay Ưu đãi

Năm 1993 Việt Nam nhận khoản viện trợ ODA đầu tiên trị giá 1,8 tỷ USD từ các nhà tài trợ quốc tế. Con số này đã tăng lên theo từng năm và từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã lên đến 89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD, bình quân 3,5 tỷ USD/năm từ cộng đồng 51 nhà tài trợ toàn cầu (28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương). Nhờ tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị, cam kết ODA của cộng đồng tài trợ quốc tế cho Việt Nam mặc dù khá cao nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, vốn ODA được cam kết cho năm 2010 là 8,063 tỷ USD, cho năm 2011 là 7,88 tỷ USD, cho năm 2012 là gần 7,4 tỷ USD, trên 7 tỷ USD trong năm 2013, khoảng 5,6 tỷ năm 2014, hơn 2,75 tỷ USD năm 2015, và khoảng 5,38 tỷ USD trong năm 2016 do nhiều quốc gia dừng hoặc giảm vốn ODA cho Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp từ năm 2010 đồng thời phù hợp với chính sách huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi để đảm bảo nợ công bền vững. Trên thực tế, nhờ vào năng lực và kinh nghiệm tiếp nhận vốn của Việt Nam, nguồn vốn này đang được giải ngân ngày càng hiệu quả, từ 3 tỷ USD năm 2009, 3,5 tỷ USD năm 2010, 3,65 tỷ USD năm 2011, khoảng 3,9 tỷ USD trong năm 2012, khoảng 5,1 tỷ USD trong năm 2013, khoảng 5,65 tỷ USD trong năm 2014, 3,7 tỷ USD năm 2015, và ước tính 3,7 tỷ USD trong năm 2016 đưa số vốn ODA đã giải ngân từ trước đến nay lên khoảng 65,1 tỷ USD.

Hội nhập quốc tế

Nhờ được chuẩn bị tốt, từ tháng 11 năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và cùng năm đó được hưởng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Mỹ. Ngoài Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc được ký kết vào năm 2004, Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa các quốc gia ASEAN và Hàn Quốc ký năm 2005, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện giữa các quốc gia ASEAN và Nhật Bản có hiệu lực hoàn toàn và một hiệp định riêng được Việt Nam ký kết với Nhật Bản trong cùng năm 2008, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân có hiệu lực vào năm 2010, và đến năm 2015 Việt Nam kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (được ký chính thức cuối năm 2015) tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn vào năm trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với mức thuế suất thấp hơn rất nhiều. Cùng với đó, vào ngày 04 tháng 02 năm 2016, 12 quốc gia tham gia Hiệp định TTP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – Trans Pacific Partnership), trong đó có Việt Nam, đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân. Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký xác thực lời văn Hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.