Một số điểm mới của Luật Đầu tư 2014
Sau hơn 8 năm triển khai thi hành Luật Đầu tư 2005, ngày 26 tháng 11 năm 2014 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2014 với 7 chương, 76 điều (với 31 điều sửa đổi, bổ sung 9 điều mới và bỏ 31 điều), quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Thứ nhất, cải cách lớn nhất của Luật Đầu tư mới là thay đổi phương pháp tiếp cận khi làm luật. Từ trước đến nay phương pháp tiếp cận là chọn – cho, nghĩa là cái gì được làm thì ghi trong luật. Phương thức tiếp cận mới là chọn – bỏ. Đây là phương pháp tiếp cận tiên tiến và minh bạch. Chọn – bỏ là những gì cấm thì ghi vào trong luật, còn lại thì doanh nghiệp, nhà đầu tư được phép đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về một số khái niệm cơ bản, Luật Đầu tư 2014 sửa đổi một số khái niệm so với Luật Đầu tư 2005 đồng thời bổ sung thêm một số khái niệm trên cơ sở luật hóa các quy định trước đây. Cụ thể:
• Luật mới sửa đổi và bổ sung khái niệm “Đầu tư kinh doanh” là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư
• Luật Đầu tư 2014 cũng khẳng định “Nhà đầu tư nước ngoài” phải là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. [Như vậy Luật bỏ qua nh