(English) Privacy

Rất tiếc, mục này chỉ tồn tại ở Tiếng Anh (Mỹ). For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Privacy




Điều Khoản Sử Dụng

Bất kỳ việc sử dụng trang web này cũng như bất kỳ thông tin nào trong trang web này đều phải tuân thủ các điều khoản sử dụng dưới đây:

1.    Quyền sở hữu

Trang web này, có địa chỉ tại www.vision-associates.com, là do Vision & Associates sở hữu và quản lý.

2.    Chấp nhận điều khoản sử dụng

Việc quý vị truy cập và sử dụng trang web này đồng nghĩa với việc quý vị đã đồng ý và tuân thủ các điều kiện sử dụng được nêu tại đây, và trong các phần khác của trang web, nếu có, có thể được chúng tôi sửa đổi tại từng thời điểm.

3.    Quyền tác giả

Việc bảo hộ các nội dung của trang web này, bao gồm tất cả các thông tin dưới định dạng chữ, hình ảnh, đồ thị hay dưới các hình thức khác, được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4.     Miễn trừ trách nhiệm

Các thông tin và ý kiến được nêu trong trang web này chỉ dành cho mục đích để tham khảo, chứ không nhằm cung cấp các tư vấn hay ý kiến pháp lý hay chuyên môn, cũng như không dùng để làm căn cứ hay để sử dụng như là các ý kiến tư vấn cụ thể cho các vụ việc cụ thể. Chúng tôi sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ thông tin hay ý kiến nào được nêu trong trang web này. Vì vậy, đề nghị quý vị liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ yêu cầu tư vấn cụ thể nào.

Một số phần trong trang web này được kết nối với một số trang web khác, và ngược lại. Chúng tôi sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến bất kỳ nội dung nào được nêu trong các trang web khác đó.

5.    Luật áp dụng

Điều khoản sử dụng này được hiểu và điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.




Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng đã được thiết lập lần đầu tiên theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp (Điều 6bis) cùng với giải thích bổ sung theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (các Điều 16.2 & 16.3), mà Việt Nam là một bên tham gia của cả hai điều ước quốc tế này.
Ở Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng được định nghĩa là các nhãn hiệu “được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” (Điều 4.20 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi và bổ sung năm 2009). Các tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định chi tiết hơn trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sau đây gọi là “Luật SHTT”) như sau:
Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Không như các nhãn hiệu thông thường, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được cấp trên cơ sở sử dụng liên tục trong phạm vi mà nhãn hiệu được thừa nhận là nổi tiếng. Một khi được bảo hộ, nhãn hiệu nổi tiếng  có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu thông thường. Ví dụ, một nhãn hiệu nổi tiếng có thể được sử dụng làm đối chứng để từ chối các nhãn hiệu khác thậm chí với những hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng các nhãn hiệu đó có thể ảnh hưởng đến tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu có nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 74.2.i của Luật SHTT).
Tuy nhiên, để nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng là công việc không hề dễ dàng đối với các chủ nhãn hiệu ở Việt Nam.
Các Trở ngại Chính
Trên thực tế, số lượng nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Thực tế này do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên là sự không thống nhất trong định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng của Luật SHTT. Cụ thể, một trong những tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng là số lượng người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu (Điều 75.2). Tuy nhiên, nhãn hiệu phải được người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam biết đến một cách rộng rãi để được xem là “nổi tiếng” (Điều 4.20). Rõ ràng không nhãn hiệu nào, thậm chí là những nhãn hiệu nổi tiếng nhất, có thể được sử dụng cho tất cả các loại hàng hóa hoặc dịch vụ để có thể được biết đến bởi tất cả người tiêu dùng có xuất thân, nghề nghiệp, sở thích và lợi ích khác nhau. Do đó, việc chứng minh nhãn hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến rộng rãi có vẻ như khá mơ hồ vàbất khả thi đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu, đặc biệt là những người mà nhãn hiệu của họ được sử dụng cho những hàng hóa hoặc dịch vụ đặc thù như máy móc công nghiệp hoặc thiết bị y tế. Với tinh thần đó, được những người tiêu dùng liên quan biết đến là một hướng tiếp cận thích hợp hơn cho việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, định nghĩa không thống nhất hiện nay đang làm cho các chủ nhãn hiệu gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh nhãn hiệu của họ là nổi tiếng.
Nguyên nhân thứ hai là Cục Sở hữu Trí tuệ (“Cục SHTT”) hiện nay khá chặt chẽ trong thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Do chưa có tiêu chuẩn định lượng cụ thể để đánh giá tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng, Cục SHTT dường như ngày càng chặt chẽ trong việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, khi đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng hay không, Cục SHTT thường đòi hỏi chứng cứ về việc sử dụng liên tục nhãn hiệu, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó, nếu không có chứng cứ về việc sử dụng ở Việt Nam, một nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới khó có thể được công nhận là nổi tiếng ở Việt Nam. Mặt khác, sự mơ hồ trong định nghĩa và các tiêu chí của nhãn hiệu nổi tiếng đôi khi dẫn đến quyết định mang tính cảm tính của cơ quan có thẩm quyền trong việc công nhận hoặc không công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc thiếu một hệ thống hiệu quả trong thủ tục công nhận và quản lý các nhãn hiệu nổi tiếng cũng là một trở ngại lớn trong việc đánh giá và ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Hiện nay, không có thủ tục chính thức cho việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Trên thực tế, Cục SHTT thường công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng trong một thủ tục đơn lẻ trong quá trình thẩm định, phản đối hoặc hủy bỏ liên quan đến một vụ việc cụ thể. Do đó, việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được ghi nhận trong vụ việc đơn lẻ đó mà không được quản lý một cách hệ thống dưới dạng một nguồn tham khảo công khai. Theo quy định của pháp luật, các nhãn hiệu nổi tiếng phải được ghi nhận vào Danh mục Nhãn hiệu Nổi tiếng được lưu giữ tại Cục SHTT (Điều 42.4, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN). Tuy nhiên, trên thực tế, việc lập, lưu giữ và công bố danh sách này vẫn chưa được thực hiện.
Các Khuyến nghị
Để bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, chúng ta hy vọng rằng các vấn đề nói trên sẽ được khắc phục trong tương lai gần. Quy trình đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng cần minh bạch hơn. Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng cũng sẽ sớm được lập và công bố để hệ thống hóa việc quản lý các nhãn hiệu nổi tiếng cũng như để tăng cường nhận thức của công chúng đối với các nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam./.



Chương trình thẩm định nhanh đơn sáng chế thử nghiệm giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản

Theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) được ký kết vào tháng 10/2015, chương trình thẩm định nhanh đơn sáng chế (PPH) giữa hai bên đã được chính thức triển khai thử nghiệm từ ngày 01/4/2016. Đây là chương trình PPH đầu tiên mà NOIP tham gia với nỗ lực sử dụng kết quả thẩm định nội dung của cơ quan sở hữu trí tuệ nước ngoài để đẩy nhanh việc thẩm định các đơn sáng chế tại Việt Nam.

Hiện nay, mặc dù Việt Nam đã có hai hệ thống thẩm định nhanh đơn sáng chế, bao gồm hệ thống thẩm định nhanh được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và chương trình hợp tác thẩm định sáng chế ASEAN (ASPEC) giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ của các nước ASEAN, nhưng hai hệ thống này lại không được áp dụng một cách rộng rãi. Một trong những lý do mà hệ thống thẩm định nhanh theo luật định không được áp dụng một cách phổ biến là do các thẩm định viên của NOIP thường không sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh do số lượng đơn đăng ký sáng chế đang tồn đọng khá lớn. Hệ thống thứ hai là chương trình ASPEC lại không đạt được hiệu quả như kỳ vọng vì các thẩm định viên của NOIP khá ngần ngại khi dựa vào kết quả thẩm định của các cơ quan sáng chế ASEAN. Do đó, chương trình PPH thử nghiệm giữa NOIP và JPO được kỳ vọng là sẽ cải thiện tình trạng hiện tại và rút ngắn thời gian thẩm định nội dung đối với các đơn đăng ký sáng chế nộp tại Việt Nam mà có các đơn tương đương nộp tại Nhật Bản.

Theo đó, người nộp đơn có thể yêu cầu thẩm định nhanh đơn đăng ký sáng chế nộp tại Việt Nam dựa trên bằng sáng chế/thông báo dự định cấp bằng sáng chế Nhật Bản đã được cấp cho đơn tương đương nộp tại Nhật Bản bằng cách thực hiện theo những thủ tục đã được quy định và đáp ứng những yêu cầu nhất định của chương trình PPH thử nghiệm này. Ngoài các quy định khác, có một số điểm quan trọng mà người nộp đơn cần lưu ý khi tham gia vào chương trình này, cụ thể là: (i) yêu cầu thẩm định nội dung cho đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam phải được nộp cho NOIP trước hoặc vào thời điểm nộp đơn yêu cầu PPH, (ii) NOIP chưa ra bất kỳ thông báo kết quả thẩm định nội dung nào đối với đơn đăng ký sáng chế nộp tại Việt Nam vào thời điểm nộp yêu cầu PPH, và (iii) các yêu cầu bảo hộ của đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam phải giống và/hoặc tương đương với các yêu cầu bảo hộ mà được xác định là có thể cấp bằng sáng chế/ có thể chấp nhận để cấp bằng sáng chế của đơn tương đương nộp tại Nhật Bản.

Bước đầu, chương trình PPH này sẽ được triển khai thử nghiệm trong vòng 03 năm, bắt đầu từ ngày 1/4/2016 và dự kiến kết thúc vào ngày 31/3/2019. Tuy nhiên, chương trình thử nghiệm này có thể sẽ được kéo dài thêm sau khi NOIP và JPO cùng nhau rà soát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Cần chú ý rằng chương trình thử nghiệm này không được áp dụng dựa trên các đơn đăng ký giải pháp hữu ích nộp tại JPO. Sau khi cân nhắc đến khả năng xử lý đơn, NOIP đồng ý tiếp nhận tối đa 100 đơn PPH mỗi năm trong giai đoạn thử nghiệm kéo dài 3 năm này, và có thể từ chối đơn yêu cầu PPH nộp sau đơn thứ 100. Khi số lượng đơn đã được tiếp nhận đạt đến mức tối đa, NOIP sẽ đăng thông báo trên trang thông tin điện tử của NOIP.

Trong năm đầu tiên của chương trình, số lượng đơn yêu cầu PPH đã đạt đến con số 100 đơn vào ngày 24/8/2016. Sau một năm hoạt động, chương trình PPH thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả vượt bậc trong việc thẩm định nhanh các đơn đăng ký sáng chế nộp tại Việt Nam, với nhiều bằng sáng chế đã được cấp trong vòng 9 đến 12 tháng sau khi nộp đơn yêu cầu PPH. Với thực tế số lượng đơn đăng ký sáng chế còn tồn đọng, có thể thấy rằng các thẩm định viên của NOIP đã nỗ lực hết sức mình và nghiêm túc thực hiện chương trình này. Trong năm thứ hai bắt đầu từ ngày 1/4/2017, số đơn yêu cầu đã đạt đến con số tối đa là 100 đơn vào ngày 24/5/2017. Như vậy, năm thứ hai của chương trình đã kết thúc, và các đơn yêu cầu PPH không được nộp kịp thời sẽ phải chờ đến năm thứ ba, bắt đầu từ ngày 1/4/2018. Với thực tế nêu trên, nếu mong muốn tận dụng chương trình này (chương trình hoạt động dựa trên nguyên tắc ưu tiên đơn nộp trước), người nộp đơn nên chuẩn bị tốt nhất để có thể nộp đơn yêu cầu PPH ngay khi NOIP thông báo tiếp tục tiếp nhận các đơn tiếp theo./.